Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Tác dụng của cao Trinh nữ hoàng cung đối với bệnh u xơ tử cung và u xơ tuyến tiền liệt

Tác dụng của cao Trinh nữ hoàng cung đối với bệnh u xơ tử cung và u xơ tuyến tiền liệt đã được các nhà khoa học chứng minh và ứng dụng trong ngành dược và thực phẩm chức năng

Cao Trinh nữ hoàng cung có tác dụng theo cơ chế nào?

  • Giúp hồi phục, tăng sinh tế bào dòng lymphoà giúp tăng cường miễn dịch.
  • Làm chậm sự tăng trưởng và giảm kích thước của khối u.
  • Làm phục hồi các bạch cầu hạt, bạch cầu mono và ưa acid lên gần bằng trị số sinh học ở bệnh nhân sử dụng phóng xạ cấp và bán cấp, loại bỏ tác dụng phụ của hóa trị liệu ung thư.
cao Trinh nữ hoàng cung được làm từ lá câyHình 1: Cây Trinh nữ hoàng cung
Cụ thể:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do PGS.TS. Vương Tiến Hòa, Bệnh viện phụ sản trung ương làm chủ nhiệm đề tài, kết quả cho thấy: thuốc sử dụng cao Trinh nữ hoàng cung có hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân u xơ tử cung (đặc biệt là đối với u xơ tử cung có kích thước từ 6 cm trở xuống) với hiệu quả điều trị đạt 79,5%. Cao Trinh nữ hoàng cung có độ an toàn cao, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và các chức năng sống khác của cơ thể.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Đánh giá tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng viên nang có thành phần chính là cao Trinh nữ hoàng cung”, do GS.TS. Trần Đức Thọ, Viện lão khoa, Bệnh viện Bạch Mai làm chủ nhiệm đề tài, cho thấy: sau 2 tháng sử dụng, nhóm bệnh nhân được nghiên cứu đạt hiệu quả khá và tốt là 89,18%, tác dụng không mong muốn nhẹ và chỉ gặp trên 24/157 trường hợp.
Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về sản xuất thuốc từ dịch chiết nước nóng của lá Trinh nữ hoàng cung (cao Trinh nữ hoàng cung) đánh giá kết quả lâm sàng ở 2 giai đoạn:
-  Giai đoạn 1: Với nhóm 10 người khỏe mạnh dùng thuốc sản  xuất từ c cao Trinh nữ hoàng cung, sau một đợt điều trị 10 ngày với liều 8 viên/ 1 ngày (mỗi viên chứa 500mg cao khô) bệnh nhân ăn, ngủ tốt, mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường. Các xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu trước và sau điều trị đều trong mức giới hạn bình thường và các chỉ số chức năng gan, thận trước và sau điều trị không có sự sai khác. Thuốc sản xuất từ cao Trinh nữ hoàng cung an toàn trong điều trị.
-  Giai đoạn 2: đã đánh giá được hiệu lực của thuốc trên lâm sàng, phạm vi dùng thuốc là 30 bệnh nhân với liều 8 viên/ 1 ngày (mỗi viên chứa 500mg cao khô). Thuốc sản xuất từ cao Trinh nữ hoàng cung có tác dụng cải thiện mức độ rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân có u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, trung bình giảm từ 93,3% xuống còn 33,3%. Viên nang làm từ cao Trinh nữ hoàng cung có tác dụng làm giảm thể tích u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, tỉ lệ bệnh nhân có kích thước giảm đạt 90% trong đó có 33,3% kích thước tuyến trở về bình thường sau 2 tháng điều trị. Viên nang từ cao Trinh nữ hoàng cung không làm biến đổi các xét nghiệm sinh hóa máu (SGOT, SGPT, creatinin), huyết học (tổng phân tích máu và xét nghiệm nước tiểu). Viên nang từ cao Trinh nữ hoàng cungkhông gây tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu sau 2 tháng điều trị.

Vì sao cao Trinh nữ hoàng cung cung có tác dụng?

  • Các công trình nghiên cứu đã tìm ra 32 loài alkaloid khác nhau trong lá Trinh nữ hoàng cung (nguyên liệu chính tạo ra cao Trinh nữ hoàng cung), các kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số alkaloid mang lại tác dụng chính là:
  • Lycorin là thành phần quan trọng trong cao Trinh nữ hoàng cung: có tác dụng kích thích tế bào Lympho T (Theo tài liệu nghiên cứu của Yui và cộng sự)
  • Dịch chiết nước nóng của lá cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam (cao Trinh nữ hoàng cung) có thể kích thích sự sinh sản của tế bào Lympho T (chủ yếu ở máu và lách) tăng sức đề kháng của cơ thể mạnh hơn trà xanh, làm chậm sự tăng trưởng của khối u. (Theo đề tài của Bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm, E.Zvetkova - Hunggari và cộng sự.
  • Crinafolin và crinafolidin có trong cao Trinh nữ hoàng cung đã được thử nghiệm với tế bào ung thư và cho kết quả tốt (Theo Ghosal – Ấn Độ)
  • Ngoài ra trong cao Trinh nữ hoàng cung còn một số các alkaloid khác như: crinamin, epoxyambellin, ambellin…

Dùng cao Trinh nữ hoàng cung cần phải lưu ý điều gì?

Hiện nay người dân thường nhầm cây Trinh nữ hoàng cung với một số cây khác. Có thể nhầm tên với cây Trinh nữ (Xấu hổ) hay nhầm hình dáng của cây như Huệ tây. Việc sử dụng nhầm các loại cây này hoặc là không có tác dụng hoặc là bị ngộ độc, nôn ói. Vì vậy nhất thiết phải sử dụng đúng loại thì mới an toàn và hiệu quả.
Nguồn: thiennguyen.net.vn